Những công nghệ Nhật Bản làm thay đổi thế giới

Quay lại Bản in Yahoo
Cỡ chữ

Đầu đọc CD

 



CDP-101 là đầu đọc CD đầu tiện được Sony cho ra đời vào năm 1982 và bộ sản phẩm này nhanh chóng trở thành trào lưu mạnh mẽ trong suốt 2 thập kỉ sau đó. Hai năm sau khi chiếc CDP-101 ra đời, Sony lại khiến cho mọi người bỡ ngỡ khi họ bán ra chiếc máy nghe nhạc cầm tay (CD Walkman) đâu tiên trên thế giới, kích cỡ vừa đúng với bốn vỏ CD nhập lại. Lần này Discman được Sony đặt ra cho sản phẩm này.

 



Bộ nhớ Flash

 



Bộ nhớ Flash (cả dạng cổng logic là NAND và NOR) được phát minh bởi Fujio Masuoka khi đang làm việc tại Toshiba những năm 1980. Các chip nhớ flash nhỏ được sử dụng trong bộ nhớ dữ liệu cấu hình tĩnh của máy tính, trong máy dân dụng như tivi, quạt,... Các chip lớn thì dùng trong máy nghe nhạc kĩ thuật số, máy ảnh kĩ thuật số, điện thoại di động. Nó cũng được sử dụng trên các máy trò chơi, thay thế cho EEPROM, hoặc cho RAM tĩnh nuôi bằng pin để lưu dữ liệu của trò chơi.

Phổ thông nhất chính là thẻ nhớ và ổ USB flash để lưu trữ và truyền dữ liệu giữa các máy tính và các thiết bị kỹ thuật số khác.

 

Playstation

 


Cỗ máy chơi game phải nói là quá đỗi quen thuộc đối với những người đam mê video games không chỉ ở Việt Nam mà còn ở trên toàn thế giới. Được phát triển bởi kỹ sư của Sony, Ken Kutaragi, và được giới thiệu chính thức vào năm 1993. Mặc dù đã cho ra mắt tới 4 thế hệ với rất nhiều những lần nâng cấp nhưng Playstation vẫn đang là món đồ rất được ưa chuông của các tín đồ game thủ trên toàn thế giới với vô số các kỷ lục về doanh thu được thiết lập.

Casio G-Shock

Dòng đồng hồ cực kỳ phổ biến của Casio G-Shock là "kẻ thay đổi" cuộc chơi trong ngành công nghiệp đồng hồ của bộ phận phụ trách đồng hồ của Casio. Tác giả của ý tưởng về dòng đồng hồ này là của Kikuo Ibe - hiện nay là kỹ sư trưởng phụ trách phát triển của bộ phận đồng hồ.

 


Năm 1981, Ibe đánh rơi và làm vỡ một chiếc đồng hồ - một món quà từ người cha. Quá buồn khi mất đi món quà kỷ niệm vô giá, ông đã quyết tâm phải làm cho được một chiếc đồng hồ mà không thể bị phá hỏng. Mục tiêu của ông là sẽ phát minh ra chiếc đồng hồ có thể chịu được lực rơi ở độ cao 10m và 100m ở dưới nước.

Ibe cùng đồng nghiệp đã mất 3 năm với hơn 200 thí nghiệm để tìm ra chiếc đồng hồ đầu tiên DW – 500C có thể đáp ứng được điều này. Và G-shock ra đời, phù hợp với những người thích phiêu lưu, khám phá và các môn thể thao mạo hiểm.

Công nghệ Fuel Cell Vehicles (FCV)

Toyota đã nghiên cứu công nghệ FCV trong ba thập kỷ. Trong khi sự chú ý của toàn cầu chỉ đang bắt đầu về việc sử dụng năng lượng Hydro mà thôi, cuộc hành trình của Toyota về công nghệ Fuel Cell (FC) lại được bắt đầu từ năm 1992. Và giờ đây công nghệ này lại là điểm mạnh của Toyota. Bây giờ, sau khi phát triển và tinh chỉnh các công nghệ cần thiết, Toyota được đưa công nghệ FCV đầu tiên của mình ra thị trường. Nó được gọi là Mirai, là một từ tiếng Nhật có nghĩa là "tương lai".

FCV sử dụng pin với phản ứng hóa học của khí hydro để sản sinh ra điện và truyền tới động cơ điện thông qua bộ chuyển đổi hiệu suất cao. Pin này cho công suất ít nhất 135 mã lực nhưng lại chỉ xả ra hơi nước từ ống xả.

Cập nhật: 04/06/2016
Lượt xem: 1841
Lên trên
Tin liên quan